10.2.1. Theo phương án hai, tải trọng gió W gồm các thành phần:
- Các áp lực pháp tuyến Wx và Wy do áp lực gió ngoài gây bởi tổng lực cản của công trình theo hướng các trục x và y. (x và y là các trục trên mặt bằng công trình)
- Mô men xoắn Wmz đối với trục z (trục z theo phương thẳng đứng)
Bảng Excel tính toán tải trọng gió theo TCVN 2737:2023 (phương án hai) => Price: 50K
Xem thêm bài viết:
+ Tổ hợp tải trọng theo TCVN 2737:2023
+ Bảng Excel tính tải trọng gió tĩnh + gió động theo. TCVN 2737:1995 và TCXDVN 229:1999
10.2.2. Giá trị tiêu chuẩn của tải trọng gió theo TCVN 2737:2023 Wk tại độ cao tương đương ze được xác định công thức:
Wk = W3s,10.k(ze).c.Gf
các thông số W3s,10, k(ze), Gf xác định tương tự như trong bài viết. Tải trọng gió theo TCVN 2737:2023 – Phương án một
Lúc này hệ số khí động c được lấy bằng hệ số cản chính diện cx
F.16.1. Hệ số khí động cản chính diện cx của công trình hình lăng trụ được xác định theo công thức:
cx = kλ.cx∞
trong đó:
+ cx∞: được lấy theo biểu đồ trên Hình F.22 đối với tiết diện chữ nhật
+ kλ: được xác định theo phụ lục F.18 phụ thuộc vào độ mảnh hiệu dụng của công trình λe
F.18. Xét đến độ mảnh hiệu dụng của công trình
Giá trị hệ số kλ phụ thuộc vào độ mảnh hiệu dụng λe của công trình. Được lấy theo biểu đồ trên hình F.27 với hệ số đặc φ xem phụ lục F.17.5. Ở đây ta lấy φ = 1.
Độ mảnh hiệu dụng λe phụ thuộc vào độ mảnh λ = L/b. Và được xác định theo bảng F.15
Theo quan điểm của mình, các công trình sẽ thuộc sơ đồ 1 và sơ đồ 3:
+ Sơ đồ 1: thể hiện bề rộng nhà lớn hơn chiều cao nhà (H ≤ b) dẫn đến độ mảnh của công trình nhỏ. Lúc này chiều cao nhà “H” tương ứng với ký hiệu “b“; bề rộng nhà hướng đón gió “b” tương ứng với ký hiệu “L“.
+ Sơ đồ 3: thể hiện chiều cao nhà lớn hơn bề rộng nhà (H > b) dẫn đến độ mảnh của công trình lớn. Lúc này chiều cao nhà “H” tương ứng với ký hiệu “L“; bề rộng nhà hướng đón gió “b” tương ứng với ký hiệu “b“.
Một trả lời tới to “Tải trọng gió theo TCVN 2737:2023 – Phương án hai”