Tính toán tải trọng gió nhà công nghiệp theo TCVN 2737-2023 áp dụng Phụ lục F.4 – Nhà mái dốc hai phía có mặt bằng chữ nhật
Download bảng Excel tính tải trọng gió nhà công nghiệp TCVN 2737:2023 – Price: 50K
10.2.2. Giá trị tiêu chuẩn của tải trọng gió nhà công nghiệp TCVN 2737:2023 Wk tại độ cao tương đương ze được xác định công thức:
Wk = W3s,10.k(ze).c.Gf
Các giá trị của W3s,10, k(ze) xem thêm tại bài viết: Tải trọng gió theo TCVN 2737:2023
+ Gf: hệ số hiệu ứng giật, được xác định theo Mục 10.2.7 hoặc cũng có thể tính đơn giản theo Phụ lục E
Gf = 0.85 + h/1010
với h: chiều cao đỉnh mái của công trình
+ c: hệ số khí động, được xác định theo Phụ lục F.4 – Nhà mái dốc hai phía có mặt bằng chữ nhật
F.4.1. Tường thẳng đứng
+ khi xác định giá trị e = min(b; 2h) lấy h bằng chiều cao đỉnh mái hm
XX. Xác định chiều cao tương đương ze
A. Gió theo phương Lx (hướng góc gió θ = 00)
+ Tường đầu hồi (vùng A, B, C):
- khi e < d: ze = hc
- khi e > d hoặc e ≥ 5d: ze = hm
+ Tường biên (vùng D, E): ze = hc
B. Gió nhà công nghiệp TCVN 2737:2023 (theo phương Ly – hướng góc gió θ = 900)
+ Tường biên (vùng A, B, C): ze = hc
+ Tường đầu hồi (vùng D, E): ze = hm
F.4.1.1. Hệ số khí động ce cho các vùng trên các tường của nhà có mặt bằng chữ nhật (hình F.5a) lấy theo Bảng F.4
F.4.2. Mái dốc 2 phía
F.4.2.1. Mái dốc 2 phía được chia thành các vùng như trên hình F.6
chiều cao tương đương lấy bằng ze = hm