Tính toán sức chịu tải cọc theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT – Công thức của Meyerhof

Sức chịu tải cọc là sức kháng cực hạn của nền đối với cọc đơn theo điều kiện giới hạn sự phát triển quá mức của biến dạng trượt trong nền.

Download bảng Excel tính toán sức chịu tải cọc theo Meyerhof → Price: 50K

sức chịu tải cọc

G.3. Xác định sức chịu tải cọc theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT

G.3.1. Công thức của Meyerhof (TCVN 10304-2014)

Chú ý: Theo mình nghĩ chỉ nên áp dụng công thức này khi cọc nằm hoàn toàn trong nền đất rời hoặc khi mũi cọc được hạ vào lớp đất rời.

1. Sức chịu tải cực hạn của cọc:

Rc,u = qb.Ab + u.Σfi.li

Đối với trường hợp nền đất rời Meyerhof (1976) kiến nghị công thức xác định cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc qb và cường độ sức kháng của đất ở trên thân cọc fi trực tiếp từ kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn như sau:

qb = k1.Np (G.7)

fi = k2.Ns,i (G.8)

Trong đó:

+ qb : cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc

+ k1: hệ số

  • lấy k1 = 40h/d ≤ 400 đối với cọc đóng
  • lấy k1 = 120 đối với cọc khoan nhồi
  • h: chiều sâu hạ cọc

+ Np: chỉ số SPT trung bình trong khoảng 4d phía dưới và 1d phía trên mũi cọc

+ Ab: diện tích tiết diện ngang mũi cọc

+ u: chu vi tiết diện ngang cọc

+ fi: cường độ sức kháng trung bình (ma sát đơn vị) của lớp đất thứ i trên thân cọc

+ k2: hệ số
  • lấy k2 = 2 đối với cọc đóng
  • lấy k2 = 1 đối với cọc khoan nhồi

+ Ns,i: chỉ số SPT trung bình của lớp đất (rời) thứ i trên thân cọc

Chú thích: Trường hợp mũi cọc được hạ vào lớp đất rời còn trên phạm vi chiều dài cọc có cả đất rời và đất dính thì fi trong lớp đất rời tính theo công thức G.8, còn fi trong lớp đất dính tính theo phương pháp α theo công thức G.5, hoặc theo công thức G.11

Công thức G.11 nằm trong mục G.3.2 – Công thức của Viện Kiến trúc Nhật Bản như sau:

fc,i = αp.fL.cu,i

+ li : chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất dính/rời thứ i

2. Sức chịu tải cho phép của cọc

[R] = (γ0.Rc,u) / (γnk)

Các ký hiệu xem lại bài viết: Tính toán sức chịu tải của cọc theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT – Công thức của Viện Kiến trúc Nhật Bản

Trả lời