Mình xin hướng dẫn các bạn khai báo tải trọng Động đất theo Phương pháp “Phân tích phổ phản ứng đàn hồi“. Phần mềm ETABS tự tính toán theo tiêu chuẩn EUROCODE 8-2004, một tiêu chuẩn gần với tiêu chuẩn Việt Nam nhất (thực chất TCVN 9386-2012 được dịch từ tiêu chuẩn này ra thôi). Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại nhà, không bị giới hạn điều kiện như phương pháp “Phân tích tĩnh lực ngang tương đương“.
Xem lại Bài 5: Khai báo tải trọng gió trong ETABS 2016.
Xem thêm các bài viết sau để download các bảng tính tải trọng Động đất ở dạng tải trọng tác dụng theo phương ngang:
- Bảng Excel tính Động đất theo phương pháp Phân tích phổ phản ứng dạng dao động
-
Bảng Excel tính Động đất theo phương pháp Phân tích phổ phản ứng đàn hồi
-
Bảng Excel tính Động đất theo phương pháp Phân tích tĩnh lực ngang tương đương
Bước 1: Khai báo Mass Source
Lưu ý: Tải trọng (tĩnh tải, hoạt tải) là tải trọng tiêu chuẩn.
Tương tự như khai báo Mass Source cho phần tải trọng gió, chỉ khác phần qui định khối lượng tham gia dao động lúc này là 1.0*Tĩnh tải + φ*0.3*Hoạt tải tuân theo mục 3.2.4 và 4.2.4 của tiêu chuẩn TCVN 9386-2012. Ở đây, φ = 0.8 và hệ số 0.3 sẽ được thay đổi tùy theo công năng của công trình.
Nhấn Define => Mass Source… => Add New Mass Source…(Add Copy of Mass Source…)
Nhấn OK, ta được:
Ở phần Default Mass Source các bạn chọn MsDongDat vừa khai báo để tính toán tải trọng Động đất.
Bước 2: Khai báo Phổ phản ứng đàn hồi
Nhấn Define => Functions => Response Spectrum…
Chọn EUROCODE 8-2004 => Add New Function…
Trong ví dụ này ta xem công trình được xây dựng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội có:
- Gia tốc nền: agR = 0.1097 – tra phụ lục H, TCVN 9386-2012
- Loại nền đất: C – tra bảng 3.1, mục 3.1.2, TCVN 9386-2012 và điều kiện đặc trưng cơ lý thực tế của nền đất
Bạn chưa xác định được công trình của mình nằm trong vùng có dạng nền đất như thế nào (là A, B, C, D hay E). Xem thêm bài viết: Nhận dạng các loại nền đất theo TCVN 9386-2012.
- Country: vùng đất – để mặc định
- Direction: chọn Horizontal – thành phần nằm ngang của tải trọng động đất. Ở Việt Nam chúng ta chỉ cần quan tâm đến thành phần nằm ngang của tải trọng động đất. Còn thành phần thẳng đứng theo mục 4.3.3.5.2, TCVN 9386-2012 thì không cần xét đến. Vì avg = 0.9*ag < 2.5 m/s2
- Ground Acceleration, ag/g: khai báo gia tốc nền thiết kế theo phương ngang ag = 9.81*γ*agR = 1.0762 m/s2. Ở đây γ = 1 là hệ số tầm quan trọng – xem phụ lục E, TCVN 9386-2012
- Spectrum Type: loại phổ, để mặc định bằng 1.
- Ground Type: Loại nền đất. Khai báo là C.
- Soil Factor, S: hệ số nền. Xem bảng 3.2
- Spectrum Period, TB, TC, TD: Giới hạn của chu kỳ. Xem bảng 3.2
- S, TB, TC, TD do phần mềm tự xác định
- Lower Bound Factor, Beta: Hệ số xác định cận dưới, β = 0.2 – Xem 3.2.2.5
- Behavior Factor, q: Hệ số ứng xử theo phương ngang. Phụ thuộc Cấp dẻo của kết cấu (thấp, trung bình, cao), loại kết cấu (khung, tường, dễ xoắn,…), tính đều đặn theo mặt đứng… Ở đây với cấp dẻo trung bình, hệ hỗn hợp tương đương khung, mặt đứng đều đặn, ta có q = 3.9
Nhấn Convert to User Defined:
Nhấn OK để kết thúc.
Bước 3: Khai báo tải trọng Động đất
Nhấn Define => Load Cases…
Chọn Add New Case…
1- Động đất theo phương X
Các bạn làm như hình nhé.
Chú ý phần Scale Factor đang để giá trị là “1” do lúc khai báo Phổ phản ứng đàn hồi ở Bước 2, ta gán giá trị ag đã được nhân với gia tốc trọng trường là 9.81. Nếu lúc ta khai báo không nhân với 9.81 thì phần Scale Factor phải để là 9.81.
2. Động đất theo phương Y
Tương tự như Động đất theo phương X.
Như vậy mình đã giới thiệu xong cho các bạn cách khai báo tải trọng Động đất trong ETABS 2016.
Các bạn có đóng góp gì hãy để lại comment nhé.
Xem tiếp Bài 7: Khai báo Tổ hợp tải trọng trong ETABS 2016