Bài 7: Khai báo Tổ hợp tải trọng trong ETABS 2016

Sau khi đã khai báo xong các trường hợp tải trọng chúng ta sẽ đến bước khai báo các trường hợp Tổ hợp tải trọng. Đây là một bước quan trọng, từ đây ta sẽ xác định nội lực để dùng trong việc tính toán, kiểm tra các cấu kiện.

Ý nghĩa của việc tổ hợp tải trọng trong ETABS thực chất là tổ hợp nội lực ứng với từng trường hợp tải trọng.

Xem thêm:

Mình xin hướng dẫn các bạn cách tổ hợp mà mình thường sử dụng trong công việc.

Nhấn Define => Load Combinations…

Chọn Add New Combo… để tạo trường hợp tổ hợp mới.

Để hiểu các nghĩa của các loại tải trọng mình đặt tên ở đây, các bạn xem lại:

1. Tổ hợp tải trọng Tĩnh tải

a. Tĩnh tải tiêu chuẩn

DL1 = 1.0*Dead + 1.0*SDL + 1.0*SOIL + 1.0*WALL

khai-bao-to-hop-tai-trong-etabs-8

b. Tĩnh tải tính toán

DL2 = 1.1*Dead + 1.2*SDL + 1.3*SOIL + 1.1*WALL

2. Tổ hợp tải trọng Hoạt tải

a. Hoạt tải tiêu chuẩn:

LL1 = 1.0*(Live1+Live2+Live3+Live4+Live5+Live6+Live7+Live8+Live9+Live10+WATER)

khai-bao-to-hop-tai-trong-etabs-10

b. Hoạt tải tính toán:

LL2 = 1.3*(Live1+Live8+Live9)+1.2*(Live2+Live3+Live4+Live5+Live6+Live7+Live10+WATER)

3. Khai báo trường hợp Tổ hợp tải trọng Gió

Khi khai báo tải trọng Gió động chúng ta có kể đến nhiều trường hợp Gió động theo các mode khác nhau. Nên ta cần phải tổng hợp chúng lại theo công thức:

khai-bao-to-hop-tai-trong-etabs-2

Chú ý: Tuyệt đối không tổ hợp trực tiếp trong bảng tính. Vì đó là tổ hợp tải trọng, khác hoàn toàn với tổ hợp nội lực nhé.

a. Gió động theo phương X:

khai-bao-to-hop-tai-trong-etabs-3

Ở phần Load Name các bạn nhớ liệt kê hết tất cả các trường hợp gió động phương X theo các mode nhé. Ở ví dụ này của mình, gió động theo phương X chỉ xét đến ở mode 1, nên mình chỉ có một giá trị ấy thôi…

b. Tương tự, ta có gió động theo phương Y:

khai-bao-to-hop-tai-trong-etabs-4

c. Tổ hợp tải trọng gió theo phương X

Gió X = Gió tĩnh X + Gió động X

khai-bao-to-hop-tai-trong-etabs-5

d. Tổ hợp tải trọng gió theo phương Y

Gió Y = Gió tĩnh Y + Gió động Y

khai-bao-to-hop-tai-trong-etabs-6

4. Khai báo trường hợp Tổ hợp tải trọng tiêu chuẩn

Tổ hợp tải trọng tiêu chuẩn dùng để kiểm tra chuyển vị, biến dạng,… của công trình theo TTGH thứ II.

Ở đây mình giới thiệu tới các bạn các tổ hợp mình thường dùng trong thiết kế

+ TCTHCB1: 1.0*DL1 + 1.0*LL1

+ TCTHCB2: 1.0*DL1 + 1.0*GX

khai-bao-to-hop-tai-trong-etabs-12

Tương tự cho các tổ hợp khác:

+ TCTHCB3: 1.0*DL1 – 1.0*GX

+ TCTHCB4: 1.0*DL1 + 1.0*GY

+ TCTHCB5: 1.0*DL1 – 1.0*GY

+ TCTHCB6: 1.0*DL1 + 0.9*LL1 + 0.9*GX

+ TCTHCB7: 1.0*DL1 + 0.9*LL1 – 0.9*GX

+ TCTHCB8: 1.0*DL1 + 0.9*LL1 + 0.9*GY

+ TCTHCB9: 1.0*DL1 + 0.9*LL1 – 0.9*GY

+ TCTHDB1: 1.0*DL1 + 0.3*LL1 + 1.0*DDX + 0.3DDY

+ TCTHDB2: 1.0*DL1 + 0.3*LL1 + 0.3*DDX + 1.0DDY

5. Khai báo trường hợp Tổ hợp tải trọng tính toán

Tổ hợp tải trọng tính toán dùng để kiểm tra độ bền của công trình theo TTGH thứ I.

+ TTTHCB1: 1.0*DL2 + 1.0*LL2

Tương tự cho các tổ hợp khác:

+ TTTHCB2: 1.0*DL2 + 1.2*GX (Hệ số 1.2 ứng với công trình sử dụng 50 năm)

+ TTTHCB3: 1.0*DL2 – 1.2*GX

+ TTTHCB4: 1.0*DL2 + 1.2*GY

+ TTTHCB5: 1.0*DL2 – 1.2*GY

+ TTTHCB6: 1.0*DL2+ 0.9*LL2 + 0.9*1.2*GX (Hệ số 1.2 ứng với công trình sử dụng 50 năm)

+ TTTHCB7: 1.0*DL2+ 0.9*LL2 – 0.9*1.2*GX

+ TTTHCB8: 1.0*DL2+ 0.9*LL2 + 0.9*1.2*GY

+ TTTHCB9: 1.0*DL2+ 0.9*LL2 – 0.9*1.2*GY

+ TTTHDB1: 1.0*DL1 + 0.3*LL1 + 1.0*DDX + 0.3DDY

+ TTTHDB2: 1.0*DL1 + 0.3*LL1 + 0.3*DDX + 1.0DDY

6. Khai báo trường hợp Tổ hợp Bao (Envelope)

a. Tổ hợp Bao kiểm tra chuyển vị đỉnh, chuyển vị lệch tầng theo tải trọng Gió

WINDCHECK-1 = Envelope(GX, GY)

WINDCHECK-2 = Envelope(TCTHCB2, TCTHCB3, TCTHCB4, TCTHCB5, TCTHCB6, TCTHCB7, TCTHCB8, TCTHCB9)

khai-bao-to-hop-tai-trong-etabs-14

b. Tổ hợp Bao kiểm tra tỉ số nén νd, chuyển vị lệch tầng (Drift) theo tải trọng Động đất

EQCHECK = Envelope(TCTHDB1, TCTHDB2) = Envelope((TTTHDB1, TTTHDB2)

khai-bao-to-hop-tai-trong-etabs-15

c. Tổ hợp Bao tải trọng tính toán

ENVE = Envelope(TTTHCB1, TTTHCB2, TTTHCB3, TTTHCB4, TTTHCB5, TTTHCB6, TTTHCB7, TTTHCB8, TTTHCB9, TTTHDB1, TTTHDB2)

Gửi các bạn Bảng Excel tổng hợp các trường hợp Tổ hợp tải trọng đã sử dụng trong ví dụ.

Như vậy là mình giới thiệu xong phần khai báo Tổ hợp tải trọng trong ETABS 2016.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm!!!

Trả lời