Chiều rộng vết nứt cấu kiện chịu uốn theo Eurocode 2 – Tiết diện chữ T

Bài viết tính toán, kiểm tra chiều rộng vết nứt theo Eurocode 2 áp dụng cho cấu kiện BTCT tiết diện chữ T chịu uốn.

Download Bảng Excel tính chiều rộng vết nứt theo Eurocode 2 (tiết diện chữ T) – Price: 50K

chiều rộng vết nứt theo Eurocode 2 - tiết diện chữ T (10)

Xem thêm bài viết:

+ Bề rộng vết nứt cấu kiện chịu uốn theo BS 8110:2005

+ Tính toán kiểm tra chiều rộng vết nứt cấu kiện BTCT chịu uốn theo TCVN 5574:2018

+ Chiều rộng vết nứt cấu kiện chịu uốn theo Eurocode 2 – Tiết diện chữ nhật

Lúc này xảy ra 2 trường hợp:

A. Bản cánh chịu nén

chiều rộng vết nứt theo Eurocode 2 - tiết diện chữ T (1)

B. Bản cánh chịu kéo

chiều rộng vết nứt theo Eurocode 2 - tiết diện chữ T (2)

I. Kiểm tra sự hình thành vết nứt

Cấu kiện xuất hiện vết nứt khi: Ms > Mcr

+ Ms: mô men uốn do ngoại lực (tổ hợp tiêu chuẩn ngắn hạn và dài hạn)

+ Mcr: mô men hình thành vết nứt

1. Cường độ chịu kéo trung bình của bê tông tại thời điểm xuất hiện vết nứt đầu tiên

Theo mục 7.3.2 (2): lấy fct,eff = fctm hoặc fct,eff fctm(t) nếu cho rằng vết nứt xuất hiện sớm hơn 28 ngày.

+ fctm: giá trị trung bình cường độ chịu kéo của bê tông

+ fctm(t): cường độ chịu kép trung bình của bê tông ở tuổi t ngày

fctm(t) = (βcc(t))α.fctm

βcc(t) = exp{s[1 – (28/t)1/2]}

+ α = 1 đối với t < 28 ngày

+ α = 2/3 đối với t ≥ 28 ngày

+ t: số ngày tuổi cửa bê tông, khi tính toán vết nứt chọn t ≤ 28 ngày

+ s: hệ số phụ thuộc loại xi măng

s = 0.2 đối với xi măng cấp R

s = 0.25 đối với xi măng cấp N

s = 0.38 đối với xi măng cấp S

2. Chiều sâu trục trung hòa trước khi nứt

Khi bản cánh chịu nén:

xu = [bwh2/2+(bf -bw)hf2/2+(αe-1)(Asd+Ascdc)] / [bwh+(bf -bw)hf +(αe-1)(As+Asc)]

Khi bản cánh chịu kéo:

xu = [bwh2/2+(bf -bw)hf (h-hf/2)+(αe-1)(Asd+Ascdc)] / [bwh+(bf -bw)hf +(αe-1)(As+Asc)]

+ αe = Es/Ecm: hệ số tỉ lệ mô đun

+ Ecm: mô đun đàn hồi của bê tông

+ Es: mô đun đàn hồi của cốt thép

3. Mô men quán tính của tiết diện ngang qui đổi

Khi bản cánh chịu nén:

Iu = [bwh3/12+bwh(h/2-xu)2+(bf -bw)hf3/12+(bf -bw) hf (xu-hf/2)2+(αe-1)[As(d-xu)2+Asc(xu-dc)2]

Khi bản cánh chịu kéo:

Iu = [bwh3/12+bwh(h/2-xu)2+(bf -bw)hf3/12+(bf -bw) hf (h-xu-hf/2)2+(αe-1)[As(d-xu)2+Asc(xu-dc)2]

4. Mô men hình thành vết nứt

Mcr = fct,eff.Iu / (h – xu)

II. Tính toán kiểm tra chiều rộng vết nứt theo Eurocode 2

1. Chiều sâu trục trung hòa khi xuất hiện vết nứt

Khi bản cánh chịu nén, xác định xc theo phương trình:

+ trục trung hòa nằm trong bản cánh:

-bf.xc2/2 – xc[(αe – 1)Asc + αeAs] + (αe – 1)Ascdc + αeAsd = 0

+ trục trung hòa nằm phía dưới bản cánh:

-bwxc2/2 – xc[(bf – bw)hf + (αe – 1)Asc + αeAs] + (bf – bw)hf2/2 + (αe – 1)Ascdc + αeAsd = 0

Khi bản cánh chịu kéo:

xc = (-Asαe-Asce-1) + [{Asαe+Asce-1)}2 – 2bw{-Asαed-Asce-1)dc}]1/2) / bw

2. Ứng suất trong bê tông

Khi bản cánh chịu nén:

+ trục trung hòa nằm trong bản cánh:

σc = Ms / [bfxc(d – xc/3)/2 + (αe – 1)Asc(xc – dc)(d – dc)/xc]

+ trục trung hòa nằm phía dưới bản cánh:

σc = Ms / [bwxc(d – xc/3)/2 + (bf – bw) f (d – m)+ (αe – 1)Asc(xc – dc)(d – dc)/xc]

với:

f = (xc -hf) hf /xc + hf2/(2xc)

z = ((xc -hf) hf /xc)hf/2 + (hf2/(2xc))(hf/3)

m = z/f

theo mục 7.2 (2), thỏa mãn σc ≤ k1.fck

với k1 = 0.6

3. Ứng suất trong cốt thép chịu kéo

σs = σcαe(d – xc) / xc

theo mục 7.2 (5), thỏa mãn σs ≤ k3.fyk

với k3 = 0.8

4. Diện tích chịu kéo tính toán của bê tông bao quanh cốt thép

Ac,eff = hc,eff b – As

+ hc,eff: chiều cao vùng chịu kéo của bê tông

theo mục 7.3.2 (3): hc,eff = min[2.5(h – d), (h – xc)/3, h/2]

5. Khoảng cách lớn nhất giữa các vết nứt

theo mục 7.3.4 (3)

khi S ≤ 5(c + ϕeq/2): sr,max = k3.c + k1.k2.k4eqp,eff

khi S > 5(c + ϕeq/2): sr,max = 1.3(h – xc)

+ S: khoảng cách lớn nhất giữa các thanh thép chịu kéo

+ ϕeq: đường kính tương đương của cốt thép

ϕeq = Σniϕi2 / Σniϕi

+ ρp,eff = As / Ac,eff (công thức 7.10)

+ k1 = 0.8: hệ số tính đến các tính chất bám dính của cốt thép (bám dính cao)

+ k2 = 0.5: hệ số tính đến sự phân bố ứng suất (uốn)

+ k3 = 3.4

+ k4 = 0.425

+ c: lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu kéo

6. Chiều rộng vết nứt tính toán

Wk = sr,maxsm – εcm)

+ εsm: biến dạng trung bình trong cốt thép

+ εcm: biến dạng trung bình trong bê tông giữa các vết nứt

+ kt: hệ số phụ thuộc vào thời gian tác động của tải trọng

kt = 0.6: tải trọng ngắn hạn

kt = 0.4: tải trọng dài hạn

7. Giới hạn chiều rộng vết nứt theo Eurocode 2

Xem thêm mục 7.3.1 (5)

Trả lời