Chiều rộng vết nứt cấu kiện chịu uốn theo Eurocode 2 – Tiết diện chữ nhật

Bài viết tính toán, kiểm tra chiều rộng vết nứt theo EC2 áp dụng cho cấu kiện BTCT tiết diện chữ nhật chịu uốn.

Download Bảng Excel tính chiều rộng vết nứt theo EC2 (tiết diện chữ nhật) – Price: 50K

chiều rộng vết nứt theo EC2 - tiết diện chữ nhật (1)

Xem thêm bài viết:

+ Bề rộng vết nứt cấu kiện chịu uốn theo BS 8110:2005

+ Tính toán kiểm tra chiều rộng vết nứt cấu kiện BTCT chịu uốn theo TCVN 5574:2018

+ Chiều rộng vết nứt cấu kiện chịu uốn theo Eurocode 2 – Tiết diện chữ T

chiều rộng vết nứt theo EC2 - tiết diện chữ nhật

I. Kiểm tra sự hình thành vết nứt

Cấu kiện xuất hiện vết nứt khi: Ms > Mcr

+ Ms: mô men uốn do ngoại lực (tổ hợp tiêu chuẩn ngắn hạn và dài hạn)

+ Mcr: mô men hình thành vết nứt

1. Cường độ chịu kéo trung bình của bê tông tại thời điểm xuất hiện vết nứt đầu tiên

Theo mục 7.3.2 (2): lấy fct,eff = fctm hoặc fct,eff fctm(t) nếu cho rằng vết nứt xuất hiện sớm hơn 28 ngày.

+ fctm: giá trị trung bình cường độ chịu kéo của bê tông

+ fctm(t): cường độ chịu kép trung bình của bê tông ở tuổi t ngày

fctm(t) = (βcc(t))α.fctm

βcc(t) = exp{s[1 – (28/t)1/2]}

+ α = 1 đối với t < 28 ngày

+ α = 2/3 đối với t ≥ 28 ngày

+ t: số ngày tuổi cửa bê tông, khi tính toán vết nứt chọn t ≤ 28 ngày

+ s: hệ số phụ thuộc loại xi măng

s = 0.2 đối với xi măng cấp R

s = 0.25 đối với xi măng cấp N

s = 0.38 đối với xi măng cấp S

2. Chiều sâu trục trung hòa trước khi nứt

xu = [bh2/2 + (αe – 1)(Asd + Ascdc)] / [bh + (αe – 1)(As + Asc)]

+ αe = Es/Ecm: hệ số tỉ lệ mô đun

+ Ecm: mô đun đàn hồi của bê tông

+ Es: mô đun đàn hồi của cốt thép

3. Mô men quán tính của tiết diện ngang qui đổi

Iu = [bh3/12 + bh(h/2 – xu)2 + (αe – 1)[As(d -xu)2 + Asc(xu – dc)2]

4. Mô men hình thành vết nứt

Mcr = fct,eff.Iu / (h – xu)

II. Tính toán kiểm tra chiều rộng vết nứt theo EC2

1. Chiều sâu trục trung hòa khi xuất hiện vết nứt

xc = (-Asαe – Asce – 1) + [{Asαe + Asce – 1)}2 – 2b{-Asαed – Asce – 1)dc}]1/2) / b

2. Ứng suất trong bê tông

σc = Ms / [bxc(d – xc/3)/2 + (αe – 1)Asc(d – dc)(xc – dc) / xc]

theo mục 7.2 (2), thỏa mãn σc ≤ k1.fck

với k1 = 0.6

3. Ứng suất trong cốt thép chịu kéo

σs = σcαe(d – xc) / xc

theo mục 7.2 (5), thỏa mãn σs ≤ k3.fyk

với k3 = 0.8

4. Diện tích chịu kéo tính toán của bê tông bao quanh cốt thép

Ac,eff = hc,eff b – As

+ hc,eff: chiều cao vùng chịu kéo của bê tông

theo mục 7.3.2 (3): hc,eff = min[2.5(h – d), (h – xc)/3, h/2]

5. Khoảng cách lớn nhất giữa các vết nứt

theo mục 7.3.4 (3)

khi S ≤ 5(c + ϕeq/2): sr,max = k3.c + k1.k2.k4eqp,eff

khi S > 5(c + ϕeq/2): sr,max = 1.3(h – xc)

+ S: khoảng cách lớn nhất giữa các thanh thép chịu kéo

+ ϕeq: đường kính tương đương của cốt thép

ϕeq = Σniϕi2 / Σniϕi

+ ρp,eff = As / Ac,eff (công thức 7.10)

+ k1 = 0.8: hệ số tính đến các tính chất bám dính của cốt thép (bám dính cao)

+ k2 = 0.5: hệ số tính đến sự phân bố ứng suất (uốn)

+ k3 = 3.4

+ k4 = 0.425

+ c: lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu kéo

6. Chiều rộng vết nứt tính toán

Wk = sr,maxsm – εcm)

+ εsm: biến dạng trung bình trong cốt thép

+ εcm: biến dạng trung bình trong bê tông giữa các vết nứt

+ kt: hệ số phụ thuộc vào thời gian tác động của tải trọng

kt = 0.6: tải trọng ngắn hạn

kt = 0.4: tải trọng dài hạn

7. Chiều rộng vết nứt giới hạn

Xem thêm mục 7.3.1 (5)

Trả lời