Dàn thép là một kết cấu rỗng bao gồm các thanh quy tụ và liên kết với nhau tại nút (mắt) dàn. Liên kết trong dàn thường dùng liên kết hàn, bu lông hoặc đinh tán (phổ biến là liên kết hàn).
Nội lực trong các thanh dàn chủ yếu là lực dọc trục (kéo hoặc nén). Do vậy tiết kiệm vật liệu, nhẹ và cứng hơn dầm rất nhiều, tuy nhiên tốn công chế tạo hơn. Hình dạng của dàn dễ cấu tạo để phù hợp với yêu cầu của thiết kế kiến trúc.
Bài viết này áp dụng cho thanh dàn thép trong các dạng dàn phẳng, dàn không gian, vì kèo có tiết diện đặc.
Download bảng Excel tính toán thanh dàn thép:
+ Thép hộp vuông, chữ nhật – Price: 50K
+ Thép góc đơn, thép góc ghép – Price: 50K
+ Thép chữ C/U đơn – Price: 50K
1. Lý thuyết tính toán
Áp dụng TCVN 5575-2012
7.1. Cấu kiện chịu kéo đúng tâm
7.1.1. Cấu kiện chịu kéo đúng tâm tính toán về bền theo công thức:
σ = N/An ≤ f.γc
+ N: lực kéo đúng tâm tính toán
+ An: diện tích tiết diện thực của cấu kiện
7.3. Cấu kiện chịu nén đúng tâm
7.3.1. Tính toán về bền
Tính toán về bền của cấu kiện chịu nén đúng tâm giống cấu kiện chịu nén đúng tâm theo công thức ở mục 7.1.1
7.3.2. Tính toán về ổn định
7.3.2.1. Tính toán về ổn định của cấu kiện đặc chịu nén đúng tâm theo công thức
N/φ.A ≤ f.γc
+ A: diện tích tiết diện nguyên
+ φ: hệ số uốn dọc, phụ thuộc vào độ mảnh quy ước
Cách xác định hệ số φ xem thêm bài viết Tính toán cột thép chịu nén đúng tâm theo TCVN
7.5.5. Độ mảnh giới hạn của các thanh
Xem thêm bài viết Tính dầm thép tổ hợp chữ H, I theo TCVN