Sức chịu tải trọng kéo của cọc theo các chỉ tiêu cơ lý của đất nền

Download bảng Excel tính toán sức chịu tải trọng kéo của cọc theo các chỉ tiêu cơ lý của đất nền – Price: 50K

sức chịu tải trọng kéo của cọc

Xem thêm bài viết:

Theo:

  • Mục 7.2.2.3. Sức chịu tải trọng kéo Rt,u (KN), của cọc treo, kể cả cọc ống có lõi đất, hạ bằng phương pháp đóng hoặc ép (áp dụng tính toán cọc đóng, ép thường gặp)
  • Mục 7.2.3.4. Sức chịu tải trọng kéo Rt,u (KN), của cọc đóng hoặc ép nhồi, cọc khoan nhồi và cọc ống (áp dụng tính toán cọc khoan nhồi)

Được xác định theo công thức:

Rt,u = γc.u.Σγcf.fi.li

Theo mục 7.1.11. Sức chịu tải trọng kéo tính toán của cọc:

[Rt] = (γ0. Rt,u) / (γnk)

trong đó:

+ γ0: hệ số điều kiện làm việc, kể đến yếu tố tăng mức độ đồng nhất của nền đất khi sử dụng móng cọc, lấy bằng 1.0 đối với cọc đơn và lấy bằng 1.15 trong móng nhiều cọc

+ γn: hệ số tin cậy về tầm quan trọng của công trình, lấy bằng 1.2, 1.151.1 tương ứng với tầm quan trọng của công trình cấp I, II và III (xem Phụ lục F)

+ γk: hệ số tin cậy theo đất. Cọc treo hay cọc chống chịu tải trọng kéo trong bất cứ trường hợp móng cọc đài cao hay đài thấp, trị số γk lấy phụ thuộc vào số lượng cọc trong móng như sau:

  • móng có ≥ 21 cọc: γk = 1.4
  • móng có 11-20 cọc: γk = 1.55
  • móng có 6-10 cọc: γk = 1.65
  • móng có 1-5 cọc: γk = 1.75

+ u: chu vi tiết diện ngang thân cọc

+ li: chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ “i”

+ fi: cường độ sức kháng trung bình của lớp đất thứ “i” trên thân cọc, lấy theo Bảng 3

+ γc: hệ số điều kiện làm việc của cọc, lấy cho mọi loại nhà và công trình: khi chiều sâu hạ cọc nhỏ hơn 4m (γc = 0.6); khi chiều sâu hạ cọc ≥ 4m (γc = 0.8)

+ γcf: hệ số điều kiện làm việc của đất trên thân cọc có xét đến ảnh hưởng của phương pháp hạ cọc đến sức kháng của đất

  • γcf theo công thức của mục 7.2.2.3: xem Bảng 4
  • γcf theo công thức của mục 7.2.3.4: xem Bảng 5

Trả lời