Định nghĩa về Động đất

Định nghĩa về động đất

Xem thêm các bài viết về cách tính toán tải trọng Động đất:

I. Định nghĩa về động đất

Động đất là hiện tượng dao động rất mạnh của nền đất xảy ra khi một nguồn năng lượng lớn được giải phóng trong thời gian rất ngắn do sự nứt rạn đột ngột trong phần vỏ hoặc trong phần áo của quả đất.

II. Thang đo Động đất

1. Thang cường độ Động đất (Earthquake Intensity)

Thang cường độ động đất được dùng để đánh giá sức mạnh Động đất theo cách định tính. Có nhiều thang cường độ động đất khác nhau. Chúng được lập ra trên cơ sở các mức độ bị phá hoại của công trình xây dựng lẫn bề mặt đất và phản ứng của con người khi chịu các chấn động động đất. Chính vì thế các thang cường độ động đất mang yếu tố chủ quan, phụ thuộc vào tính chất của môi trường tự nhiên, chất lượng xây dựng công trình, mật độ dân cư, mức độ quen thuộc của con người đối với tác động động đất.

Bảng 1: Bảng thang cường độ động đất MSK-64 (Medvedev – Sponheuer – Karnik)

dinh-nghia-dong-dat-1

Bảng 2: Bảng thang cường độ động đất MM (Mercalli)

dinh-nghia-dong-dat-2

2. Thang độ lớn động đất (Earthquake Magnitude)

Thang độ lớn động đất là thang đánh giá định lượng quy mô động đất và độ lớn đứt gãy, dựa trên biên độ lớn nhất của các sóng khối hoặc sóng mặt. Do vậy thang độ lớn động đất là một thang đánh giá khách quan và định lượng theo các số liệu đo.

Bảng 3: Bảng thang độ lớn động đất Richter

dinh-nghia-dong-dat-3

3. Các vùng động đất

Nguy cơ động đất được mô tả dưới dạng một tham số là đỉnh gia tốc nền tham chiếu agR trên nền loại A.

Đỉnh gia tốc nền tham chiếu agR trên nền loại A được lấy từ bản đồ phân vùng gia tốc nền lãnh thổ Việt Nam (phụ lục G, TCVN 9386-2012) hoặc được lấy từ bản đồ phân vùng nhỏ động đất của một số vùng lãnh thổ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đỉnh gia tốc nền tham chiếu agR trên lãnh thổ Việt Nam được biểu thị bằng các đường đẳng trị. Giá trị agR giữa hai đường đẳng trị được xác định theo nguyên tắc nội suy tuyến tính. Từ đỉnh gia tốc nền có thể chuyển đổi sang cấp động đất theo thang MSK-64 hoặc thang MM.

Bảng 4: Bảng chuyển đổi từ đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất

dinh-nghia-dong-dat-4

Theo giá trị gia tốc nền thiết kế ag = agR1 chia thành ba trường hợp động đất:

  • Động đất mạnh: ag ≥ 0,08g – phải tính toán và cấu tạo kháng chấn
  • Động đất yếu: 0,04g ≤ ag < 0,08g – chỉ cần áp dụng các giải pháp kháng chấn đã được giảm nhẹ
  • Động đất rất yếu: ag < 0,04g – không cần thiết kế kháng chấn

Mình đã giới thiệu xong bài viết “Định nghĩa về Động đất”. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Trả lời