Bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT – Đồ án Bê tông

Mình xin gửi các bạn Bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT, phục vụ cho đồ án Bê tông của các bạn sinh viên.

Download Bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT:

Trong khuôn khổ bài viết này, mình áp dụng đúng theo các thông số đầu vào (kích thước cấu kiện, tải trọng, …) của sách hướng dẫn đồ án “Khung bê tông cốt thép toàn khối” của thầy Lê Bá Huế và thầy Phan Minh Tuấn. Như vậy để các bạn dễ kiểm tra và so sánh.

1. Dựng mô hình khung 2D bằng phần mềm SAP2000 V20

Mình đã trình bày chi tiết tại bài viết “Dựng mô hình tính toán Đồ án khung BTCT toàn khối bằng SAP2000“.

2. Xuất nội lực của các phần tử dầm, cột

a. Cài đặt số tiết diện cần xuất nội lực của phần tử dầm, cột

+ Với một phần tử dầm:

Ta tiến hành tổ hợp nội lực cho 3 tiết diện (2 tiết diện đầu dầm và 1 tiết diện giữa dầm).

Trên mô hình chọn tất cả các phần tử dầm. Chọn Assign => Frame => Output Stations…

bảng excel to hop noi luc khung btct 1

+ Với một phần tử cột: ta tiến hành tổ hợp nội lực cho 2 tiết diện (1 tiết diện chân cột và 1 tiết diện đỉnh cột).

Trên mô hình chọn tất cả các phần tử cột. Chọn Assign => Frame => Output Stations…

bảng excel to hop noi luc khung btct 2
b. Xuất nội lực

Chọn Analyze => Run Analysis (F5) => Run Now để bắt đầu chạy phân tích mô hình

Chọn tất cả các phần tử dầm. Chọn Display => Show Tables…

Nhấn chọn Select Load Patterns… để chọn tất cả các loại tải trọng

Nhấn chọn Select Load Cases… để chọn tất cả các trường hợp tính toán

Ta được bảng dữ liệu nội lực của phần tử dầm như sau:

Từ đây chọn File => Export Current Table => To Excel để xuất sang bảng Excel. Ta được như sau:

Như các bạn thấy, phần tử dầm số 4 thể hiện nội lực tại 3 tiết diện (0: gối trái, 3.085: giữa nhịp, 6.17: gối phải).

Phần tử cột cũng làm các bước tương tự như phần tử dầm.

3. Nguyên tắc tổ hợp nội lực Khung BTCT

+ Có hai trường hợp tổ hợp nội lực là:

  • Tổ hợp cơ bản 1: gồm nội lực do tải trọng thường xuyên và nội lực do một hoạt tải gây ra (hệ số tổ hợp nc = 1)
  • Tổ hợp cơ bản 2: gồm nội lực do tải trọng thường xuyên và nội lực do tất cả các loại hoạt tải (hệ số tổ hợp nc = 0,9)

+ Khi tổ hợp nội lực cần tuân theo nguyên tắc sau:

  • Nội lực do tải trọng thường xuyên (TT) luôn được kể đến trong mọi trường hợp
  • Có thể lấy đồng thời nội lực do tải trọng hoạt tải sử dụng HT1HT2
  • Không được lấy đồng thời nội lực do tải trọng gió trái (GT) và gió phải (GP). Nghĩa là đã có gió trái thì thôi gió phải và ngược lại.

+ Đối với cấu kiện cột, tại mỗi tiết diện cần tìm 3 cặp nội lực của:

  • tổ hợp gây mô men dương có trị số lớn nhất M(+)max và lực nén tương ứng N
  • tổ hợp gây mô men âm có trị số lớn nhất M(-)min và lực nén tương ứng N
  • tổ hợp gây lực dọc nén lớn nhất N(-)min và mô men tương ứng M

+ Đối với cấu kiện dầm, cần tìm:

  • tổ hợp gây mô men âm và dương có trị số lớn nhất tại tiết diện 2 gối và giữa nhịp dầm (M(-)min, M(+)max)
  • tổ hợp gây lực cắt lớn nhất Qmax

4. Sử dụng bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT

Download Bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT:

Các bạn không cần làm gì nhiều cả. Chỉ cần copy tất cả các dữ liệu nội lực của phần tử dầm, cột vừa được xuất ra ở bảng Excel trên vào Sheet “Etabs” của bảng tổ hợp. Sau đó nhấn “Run” để lọc phần tử.

Thế là xong rồi đó. Các bạn mở Sheet “Tohop-NoiLuc-Dam” và “Tohop-NoiLuc-Cot” để xem kết quả.

bảng excel to hop noi luc khung btct 9
bảng excel to hop noi luc khung btct 10
a. Quy định vị trí tiết diện:

+ Đối với cấu kiện dầm: ví dụ phần tử dầm số 4, theo chiều từ trái sang phải

  • 0: gối trái
  • 3.085: giữa nhịp
  • 6.17: gối phải

+ Đối với cấu kiện cột: ví dụ phần tử cột số 1, theo chiều từ dưới lên trên

  • 0: chân cột
  • 4.4: đỉnh cột

Các bạn xác định chính xác các cặp nội lực tại tiết diện nào để tính toán cấu kiện cho chính xác nhé!!!

Download Bảng Excel tổ hợp nội lực Khung BTCT:

Trả lời