TCXDVN 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió

TCXDVN-229-1999

TCXDVN 229-1999: Download tại đây

1. Phạm vi áp dụng TCXDVN 229-1999

1.1. Chỉ dẫn này dùng để tính toán thành phần động của tải trọng gió tác dụng lên các kết cấu, nền móng, nhà và công trình theo TCVN 2737-1995.

1.2. Thành phần động của tải trọng gió phải được kể đến khi tính toán các công trình:

  • Tháp, trụ, ống khói, cột điện, thiết bị dạng cột
  • Hành lang băng tải, các giàn giá lộ thiên
  • Các nhà nhiều tầng cao hơn 40m
  • Các khung ngang nhà công nghiệp một tầng một nhịp có độ cao trên 36m và tỉ số độ cao trên nhịp lớn hơn 1,5.

1.3. Đối với các công trình cao và kết cấu mềm (ống khói, trụ, tháp,…). Còn phải tiến hành kiểm tra mất ổn định khí động. Việc kiểm tra có thể tham khảo phụ lục C của chỉ dẫn này.

1.4. Đối với các công trình đặc thù thuộc các ngành: giao thông, thủy lợi, điện lực, bưu điện… Cần chú ý đến các yêu cầu tính toán riêng cho phù hợp với đặc tính của từng loại công trình.

2. Nguyên tắc cơ bản

2.1. Tải trọng gió gồm 2 thành phần: thành phần tĩnh và thành phần động.

  • Giá trị và phương tính toán của thành phần tĩnh tải trọng gió được xác định theo các điều khoản ghi trong TCVN 2737-1995.
  • Thành phần động của tải trọng gió được xác định theo các phương tương ứng với phương tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió.

2.2. Thành phần động của tải trọng gió tác động lên công trình là:

  • Lực do xung của vận tốc gió
  • Lực quán tính của công trình gây ra.

Giá trị của lực này được xác định trên cơ sở thành phần tĩnh của tải trọng gió nhân với các hệ số có kể đến ảnh hưởng của xung vận tốc gió và lực quán tính của công trình.

2.3. Việc tính toán công trình chịu tác dụng động lực của tải trọng gió bao gồm:

  • Xác định thành phần động của tải trọng gió
  • Phản ứng của công trình do thành phần động của tải trọng gió gây ra ứng với từng dạng dao động.

2.4. Số hiệu của các công thức, các điều, mục, bảng biểu hoặc hình vẽ… được diễn giải hoặc quy định vận dụng trong nội dung của các điều, mục hoặc các phụ lục. Nếu không ghi cụ thể các tài liệu kèm theo thì được hiểu là công thức, điều, mục, bảng biểu hoặc hình vẽ của chỉ dẫn này.

……………….

TCXDVN 229-1999: Download tại đây

Trả lời