TCVN 198-1997: Nhà cao tầng – Thiết kế kết cấu BTCT toàn khối

TCVN-198-1997

TCVN 198-1997: Download tại đây

1. Quy định chung TCVN 198-1997

Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến những yêu cầu về kiến trúc cơ bản nhất phục vụ cho việc thiết kế kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) của các nhà cao tầng có chiều cao không quá 75m (25 tầng) được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Tiêu chuẩn này tôn trọng các tiêu chuẩn hiện hành: “Tiêu chuẩn thiết kế – Tải trọng và tác động (TCVN 2737-1995)” và “Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép (TCVN 5574-1991)”.

2. Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng BTCT toàn khối.

2.1. Lựa chọn loại vật liệu

  • Vật liệu chính dùng làm kết cấu nhà cao tầng phải đảm bảo có tính năng cao trong các mặt: cường độ chịu lực, độ bền mỏi, tính biến dạng và khả năng chống cháy.
  • Bê tông dùng cho kết cấu chịu lực trong nhà cao tầng nên có mác 300 trở lên đối với các kết cấu BTCT thông thường. Và mác 350 trở lên đối với các kết cấu BTCT ứng lực trước. Thép dùng trong kết cấu BTCT nhà cao tầng nên sử dụng loại thép cường độ cao. Khi dùng thép hình để làm kết cấu liên hợp thép – BTCT phải theo yêu cầu riêng của người thiết kế.

2.2. Hình dạng công trình

2.2.1. Mặt bằng nhà

+ Khi thiết kế nhà cao tầng cần lựa chọn mặt bằng nhà đơn giản. Tránh dùng các mặt bằng trải dài hoặc mặt bằng nhà có các cánh mảnh. Các dạng mặt bằng đối xứng và các hình dạng mặt bằng có khả năng làm giảm tải trọng gió được ưu tiên sử dụng. Nói cách khác, mặt bằng ngôi nhà nên lựa chọn các hình dạng sao cho công trình chống đỡ lại các tải trọng ngang. Như động đất và gió bão một cách hiệu quả nhất.

+ Đối với các nhà có mặt bằng hình chữ nhật. Thì tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng phải thỏa mãn điều kiện:

  • L/B ≤ 6 với cấp phòng chống động đất ≤ 7
  • L/B ≤ 1,5 với cấp phòng chống động đất 8 và 9

……………….

TCVN 198-1997: Download tại đây

Trả lời