Giới thiệu quy trình tính dầm BTCT theo ACI 318-2014, áp dụng cho dầm có tiết diện chữ nhật.
Tài liệu tham khảo:
- ACI 318-2014: Building Code Requirements for Structural Concrete
- Etabs Document: Concrete Frame Design Manual
Một số định nghĩa mình dịch có thể không sát nghĩa, các bạn thông cảm nhé!
Phần 1: Tính toán cốt thép chịu uốn
1. Số liệu đầu vào – Tính dầm BTCT theo ACI 318-2014
Nội lực: Mu (KNm)
Vật liệu: f’c, fy, Es (MPa, N/mm2)
Tiết diện: b x h, d’, d (mm, cm, m). Với d’ là lớp bê tông bảo vệ cốt thép, d = h – d’ là chiều cao hiệu dụng của tiết diện.
2. Xác định chiều sâu khối chịu nén
Trong đó:
+ ϕ = 0,9: hệ số giảm cường độ bê tông
+ Chiều sâu khối chịu nén tối đa: amax = β1.cmax
- 0,65 ≤ β1 = 0,85 – 0,05.(f’c – 400)/1000 ≤ 0,85
+ Chiều sâu tối đa của vùng nén: cmax = εc,max.d/(εc,max + εs,min)
- εc,max = 0,003: độ biến dạng của bê tông
- εs,min = 0,005: độ biến dạng của cốt thép
3. Xác định bài toán tính toán cốt thép
Nếu:
- a ≤ amax: đặt cốt đơn
- a > amax: đặt cốt kép
4. Bài toán tính toán cốt đơn – Tính dầm BTCT theo ACI 318-2014
Diện tích cốt thép chịu kéo yêu cầu:
5. Bài toán tính toán cốt thép – Tính dầm BTCT theo ACI 318-2014
+ Cốt thép chịu nén được tính theo các bước sau:
Lực nén phát triển trong bê tông: C = 0,85.f’c.b.amax
Mô men kháng uốn do bê tông chịu nén và cốt thép chịu kéo:
Mô men kháng uốn do cốt thép chịu nén: Mus = Mu – Muc
Diện tích cốt thép chịu nén yêu cầu:
Với:
+ Diện tích cốt thép chịu kéo yêu cầu: As = As1 + As2
Trong đó:
Diện tích cốt thép chịu kéo yêu cầu để cân bằng nén trong bê tông:
Diện tích cốt thép chịu kéo yêu cầu để cân bằng nén trong cốt thép: