Cột tiết diện rỗng 2 nhánh

Các dạng cột tiết diện rỗng 2 nhánh

cột tiết diện rỗng 2 nhánh 1

Download file Excel tính toán, kiểm tra cột tiết diện rỗng 2 nhánh

cột tiết diện rỗng 2 nhánh 3

1. Tính toán, kiểm tra cột tiết diện rỗng 2 nhánh

1.1. Kiểm tra tiết diện từng nhánh

+ Nội lực tác dụng trong mỗi nhánh cột:

  • do N và M: Nf = (N.y1 + M) / b
  • do V: Vf = V / 2
  • b: khoảng cách giữa trục của 2 nhánh

+ Ứng suất trong tiết diện từng nhánh:

  • σf = Nf / (φ.Af) ≤ f.γc
  • τf = Vf / 2.Aff ≤ fvc
  • Af: diện tích tiết diện của một nhánh
  • Aff: diện tích bản cánh của nhánh, bỏ qua khả năng chịu cắt của bản bụng
  • φ: hệ số uốn dọc, phụ thuộc độ mảnh của nhánh cột (λmax) và cường độ tính toán (f) của thép. Lấy theo bảng D.8, TCVN 5575:2012

+ Xác định độ mảnh của nhánh cột: λmax = max(λxo; λyo)

cột tiết diện rỗng 2 nhánh 2
Xác định chiều dài nhánh cột với trường hợp sử dụng bản giằng
cột tiết diện rỗng 2 nhánh 4
Xác định chiều dài nhánh cột với trường hợp sử dụng thanh giằng
  • λxo = lf / ixo
  • λyo = Ly / iyo
1.2. Kiểm tra toàn cột theo trục ảo x-x

Điều kiện kiểm tra: σx = N / (φe.AT) ≤ f.γc

  • AT: diện tích tiết diện của toàn cột
  • φe: hệ số uốn dọc lệch tâm, phụ thuộc độ mảnh quy ước (λo,qư) của cột và độ lệch tâm tương đối (m). Lấy theo bảng D.11, TCVN 5575:2012

+ Xác định độ mảnh quy ước của cột:

Theo bảng 14, TCVN 5575:2012 ta xác định được độ mảnh tương đương λo

Độ mảnh quy ước của cột: λo,qư = λo.√(f / E)

+ Xác định độ lệch tâm tương đối: m = M/N + AT/Wx

  • Wx: mô men kháng uốn của tiết diện toàn cột
1.3. Kiểm tra hệ thanh bụng

Theo mục 7.3.2.5, TCVN 5575:2012 xác định được lực cắt quy ước: Qf = 7,15.10-6.(2330 – E/f).N / φo

  • φo: hệ số uốn dọc của cột xác định độ mảnh tương đương λo

Lực cắt quy ước lên một mặt rỗng của cột: Qr = 0,5.max(V, Qf)

  • V: lực cắt thực tế
a. Trường hợp dùng bản giằng

+ Nội lực tác dụng trong bản giằng:

  • mô men: Mb = Qr.lb / 2
  • lực cắt: Qb = Qr.lb / b

+ Kiểm tra độ bền bản giằng:

  • σb = Mb / Wb ≤ f.γc
  • τb = Qb / Ab ≤ fvc
  • Wb: mô men kháng uốn của tiết diện bản giằng
  • Ab: diện tích tiết diện bản giằng

+ TH1: kiểm tra liên kết hàn bản giằng vào nhánh cột

Điều kiện kiểm tra: τ = √(τM2 + τQ2) ≤ βf.fwf

  • τM = Mb / Ww
  • τQ = Qb / Aw
  • Ww, Aw: mô men kháng uốn và diện tích tiết diện đường hàn

+ TH2: kiểm tra liên kết bu lông

Điều kiện kiểm tra: Nvb = √(NQ2 + NM2) ≤ [N]b,min

  • NQ = Qb / Σn
  • NM = Mb.lmax / (m.Σli2)
  • [N]b,min: giá trị nhỏ nhất giữa khả năng chịu cắt và ép mặt của một bu lông
b. Trường hợp sử dụng thanh giằng
cột tiết diện rỗng 2 nhánh 5

Lực dọc trong một thanh xiên: Nx = Qr / n.sinα + Nd

  • Qr: lực cắt quy ước đã xác định ở phía trên
  • n: số thanh xiên ở một mặt rỗng trên cùng tiết diện cột. Dạng tam giác (n = 1), dạng chữ thập (n = 2)
  • α: góc mở của thanh xiên
  • Nd: lực dọc phụ trong thanh xiên xuất hiện với trường hợp sử dụng hệ thanh bụng chữ thập có thanh ngang, do nó cùng chịu nén với nhánh. Các hệ thanh bụng khác Nd = 0.

Nd = α2.Nf.Ax / Af

  • α2 = a.lf2 / (a3 + 2.c3): hệ số
  • Ax: diện tích tiết diện thanh xiên

+ Điều kiện kiểm tra bền thanh xiên: σ = Nx / (φx.Ax) ≤ f.γc

  • φx: hệ số uốn dọc của thanh xiên

+ Tính toán đường hàn liên kết thanh xiên vào bản cánh cột

Chiều dài đường hàn yêu cầu: Σlw = Nx / (0,75.hwf.fwf)

  • 0,75: hệ số điều kiện làm việc (kể đến sự lệch tâm giữa trục thanh xiên và mặt liên kết) của thanh xiên làm bằng thép góc liên kết ở cánh rộng
  • hw: chiều cao đường hàn

Để lại một bình luận